Lá tía tô là loại rau gia vị có mùi thơm rất đặc trưng. Ngoài việc sử dụng trong nấu ăn, lá tía tô còn có những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe nên được người Việt sử dụng trong đời sống hàng ngày. Nếu bạn chưa biết những tác dụng lá tía tô, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
I. Lá tía tô là gì?
Lá tía có nguồn gốc từ Đông Nam Á và cao nguyên Ấn Độ, là cây thân thảo thảo mọc thẳng đứng, có lông mềm. Màu sắc của lá tía tô có thể là màu tím hoặc màu xanh tím. Các bộ phận của lá tía tô đều được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như gia vị nấu ăn, làm thuốc.
Lá tía tô thường có mùi thơm, vị cay và được dùng để chữa cảm sốt, ho do cảm lạnh, đau bụng…
Cành tía tô sau khi được sấy khô sẽ được dùng cho mục đích chữa bệnh như suy nhược thần kinh, sưng vú, băng huyết…
Quả cây tía tô có tên gọi khác trong Đông y là tô tử. Thường được dùng để chữa ho đờm, mày đay, viêm phổi…
Rễ cây tía tô sau khi thu hoạch sẽ được cắt riêng, thái nhỏ đem phơi hoặc sấy khô có tác dụng cải thiện tình trạng tiêu chảy, sưng tấy…
II. Những tác dụng lá tía tô đối với sức khỏe
Như đã chia sẻ, ngoài việc sử dụng như một loại rau gia vị trong ẩm thực, lá tía tô còn được dùng để làm thuốc. Vậy những tác dụng của lá tía tô là gì? Một số tác dụng của lá tía tô với sức khỏe có thể kể đến như giải cảm, giải độc, chống viêm và dị ứng.. Cụ thể như sau.
1. Lá tía tô giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Trong lá tía tô có hàm lượng chất béo lành mạnh có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Nó giúp duy trì các mạch máu trong thể được khỏe mạnh, giữ cho chúng không bị cứng và dễ tích tụ mảng bám. Hơn nữa, trong lá tía tô còn có chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol trong những loại thực phẩm bạn ăn.
2. Chữa cảm mạo, phong hàn
Một tác dụng khác của lá tía tô mà chúng ta không thể bỏ qua đó là trị cảm lạnh. Cách sử dụng lá tía tô để trị cảm lạnh rất đơn giản: bạn chỉ cần cho lá tía tô vào bát cháo và ăn ngay khi còn nóng, hoặc lấy lá tía tô để đun nước uống. Người cảm mạo có thể ngâm chân cùng lá tía tô. Điều này sẽ giúp giảm triệu chứng cảm mạo, khiến cơ thể thoát mồ hôi và phục hồi nhanh chóng.
3. Lá tía tô có tác dụng làm đẹp da
Theo một số nghiên cứu lá tía tô còn có tác dụng tuyệt vời trong việc cải thiện, làm đẹp làn da. Như người phụ nữ Nhật Bản xưa, thường làm trắng da bằng cách tắm nước lá tía tô, họ đun lá tía tô để tắm, pha nước ống cũng như đắp mặt, xông hơi.
Không chỉ vậy, trong lá tía tô còn có một số chất như metatonin, tyrosinase giúp làn da sáng hơn, mềm mịn hơn.
Vậy nên, bạn có thể làm đun nước lá tía tô mỗi ngày để uống để có làn da đẹp hơn hoặc dùng để rửa mặt, gội đầu, sức miệng…
4. Tốt cho hệ tiêu hóa
Nhờ hàm lượng tanin và glucoside có trong lá tía tô mà loại lá này còn có tác dụng chống viêm, chữa lành các vết loét, cải thiện trình trạng sẹo… Thậm chí, theo nhiều nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng là tía tô ở dạng sắc còn hỗ trợ giảm đau, giảm dịch vụ xuống ở mức bình thường.
Ngoài ra, khi gặp tình trạng đau bụng đi ngoài, nôn mửa do ăn phải các loại thực phẩm như tôm, cá… thì bạn có thể giã một nắm lá tía tô để lấy nước cốt uống sẽ cải thiện được tình trạng khó chịu này. Có thể thấy, tác dụng của lá tía tô rất tuyệt vời cho sức khỏe.
5. Lá tía tô hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da
Trong lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu tính kháng khuẩn cao cùng các loại vitamin như A, B1, B4, B6… nên lá tía tô có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh mề đay và dị ứng. Hơn thế, lá tía tô cũng có tác dụng làm dịu một số triệu chứng dị ứng cũng như hỗ trợ điều trị các chứng mẫn cảm, dị ứng theo mùa.
6. Lá tía tô ngừa sâu răng
Một tác dụng khác lá tía tô nữa là khả năng ngăn ngừa sâu răng. Bởi trong lá tía tô có chứa chất Luteolin – một loại chất tác dụng kháng viêm, giảm tình trạng sâu răng cũng như loại bỏ các vi khuẩn gây hại đối với răng miệng.
7. Hỗ trợ điều trị nám da
Nám da là tình trạng da bị đổi màu, kèm theo đó là sự xuất hiện của tàn nhang là do sự thay đổi của nội tiết tố, yếu tố môi trường. Vậy nên khi sử dụng lá tía tô thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin A, C và các khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi… giúp cải thiện tình trạng nám da, giúp làn da khỏe mạnh hơn cũng như ổn định nội tiết tố của phụ nữ. Trước những tác dụng của lá tía tô như này, chị em hãy bổ sung loại rau gia vị này khi chế biến món ăn nhé.
III. Cách làm nước lá tía tô đơn giản mà tốt cho sức khỏe
Để làm nước lá tía tô, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
– 300 – 400g lá tía tô
– Nước
– Đường
– Nước cốt chanh
Các bước thực hiện:
Bước 1: Bạn rửa sạch lá tía tô sau đó để ráo. Tiếp đến, bạn đun sôi khoảng 1-2 lít nước rồi cho lá tía tô vào nồi và nấu trong khoảng 3-5 phút cho lá ra hết màu chỉ còn lại màu xanh thì vớt lá tía tô ra.
Bước 2: Cho khoảng 500g đường vào nồi nước lá tía tô đã được để nguội. Sau đó nấu với lửa nhỏ, khuấy đều cho đường tan hết khoảng 3 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Cho 2 muỗng nước cốt chanh vào nồi nước tía tô rồi khuấy đều. Lúc này nước tía tô chuyển màu rất đẹp. Khi uống, bạn cho thêm vài viên đá lạnh là được.
IV. Những điều cần lưu ý khi sử dụng lá tía tô
Sau khi biết được những lợi ích của lá tía tô với sức khỏe, chắc hẳn nhiều người sẽ sử dụng loại lá này thường xuyên trong nấu ăn. Thế nhưng, bạn cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng loại rau gia vị này.
Tránh sử dụng lá tía tô khi đang bị tiêu chảy, bởi tác dụng của lá tía tô là giúp hệ tiêu hóa tốt hơn nên sẽ làm tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn.
Lá tía tô có thể gây ra một số dị ứng ở một số người. Việc sử dụng tinh dầu tía tô có thể gây dị ứng với một số người, vậy nên bạn hãy thoa một lượng nhỏ trên tay để xem phản ứng ra sao trước khi dùng tinh dầu hoặc ăn lá tía tô.
Tránh lạm dụng tía tô trong việc cải thiện nhan sắc. Bởi, việc lạm dụng quá mức lá tía tô dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe như làm tăng việc đổ mồ hôi, tăng huyết áp…
Đối với bà bầu: lá tía tô có tác dụng là an thai nhưng nếu dùng nhiều, liên tục trong khoảng thời gian dài có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến thai nhi.
Đối với những người có tiền sử dị ứng nên hạn chế lá tía tô điều trị bệnh để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Lá tía tô có tính nóng nên được dùng để giải cảm, nhưng nếu sử dụng quá mức có thể khiến cơ thể đào thải hết chất điện giải thông qua việc toát mồ hôi, nước tiểu và khiến tình trạng sốt trở lại.
Tóm lại, những tác dụng lá tía tô đối với sức khỏe là điều không thể phủ nhận. Chỉ với một loại rau gia vị vô cùng phổ biến, nếu biết cạnh sử dụng chúng sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ. Hi vọng sau bài viết này của climatechangehumanhealth.org bạn đã có thêm những kiến thức, tin tức hữu ích để chăm sóc sức khỏe của bản thân.