Dải ngân hà là gì? Những bí ẩn chưa được khám phá về dải Ngân hà

Nếu bạn là người đam mê khám phá vũ trụ, các hành tinh trên trái đất? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới, climatechangehumanhealth.org sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về dải ngân hà là gì? Và những khám phá bí ẩn xoay quanh dải ngân hà nhé!

I. Dải ngân hà là gì?

  • Dải Ngân hà là thiên hà mà hệ mặt trời tồn tại trong đó. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải ánh sáng mờ nhạt kéo dài từ Cassiopeia (chòm sao Tiên Hậu) ở phía bắc đến chòm sao Nam Thập Tự ở phía nam.
  • Dải Ngân hà sáng về phía chỗ về phía chòm sao Nhân Mã là chỗ trung tâm của dải Ngân Hà.
  • Việc Dải Ngân hà chia bầu trời thành hai phần gần bằng nhau cho thấy hệ mặt trời nằm rất gần với mặt phẳng của thiên hà này.

II. Đặc điểm của Dải ngân hà

Phát hiện hơn 2000 tỷ dải ngân hà tồn tại trong vũ trụ
  • Là một thiên hà xoắn ốc có thành ngang kiểu SBbc theo phân loại Hubble.
  • Khối lượng xấp xỉ 1012 khối lượng của Mặt Trời.
  • Có chứa khoảng 200 – 400 tỷ ngôi sao (định tinh).
  • Đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng.
  • Khoảng cách từ Mặt Trời đến trung tâm dải Ngân Hà khoảng 27.700 năm ánh sáng.
  • Dải Ngân hà cũng có một lỗ đen siêu nặng nằm ở tâm có tên là Sagittarius A.
  • Di chuyển với vận tốc khoảng 600km/s.

III. Những bí ẩn chưa được khám phá về dải Ngân hà

1. Nơi sinh của Mặt Trời

  • Các ngôi sao trong vũ trụ thường được hình thành bởi các cụm sao dày đặc. Những ngôi sao này được tạo thành giống như anh em bởi vì chúng được tạo ra từ những đám mây bụi và khí giống nhau vì vậy chúng cũng có thành phần hóa học giống nhau.
  • Tuy nhiên, mặt trời của chúng ta là một ngôi sao đơn độc và theo một cuộc khảo sát hơn 100.000 ngôi sao trong khoảng cách 325 năm ánh sáng, các nhà khoa học chỉ tìm thấy hai ngôi sao gần với mặt trời.
  • Điều đó cũng có nghĩa là vị trí hiện tại không được cố định kể từ khi mặt trời ra đời mà bị tách ra khỏi cụm của nó cách đây hơn 4,5 tỷ năm.

2. Sóng vũ trụ được tạo ra bởi các ngôi sao

  • Dự án Sloan đã điều tra bầu trời kỹ thuật số dựa trên thông tin thu được từ Đài quan sát ở New Mexico. Đài quan sát đã thu thập thông tin rất hữu ích từ hơn 120.000 chuẩn tinh và gần 500.000 ngôi sao trong Dải Ngân hà của chúng ta. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ theo chiều dọc trong các thiên hà.
  • Họ tìm thấy sự dịch chuyển của hơn 300.000 ngôi sao, giống như những đợt sóng trong không gian và gọi đó là “cosmoseismology” lan truyền giống như sóng âm thanh khi một chiếc chuông khổng lồ rung lên.
Dải Ngân hà là thiên hà mà hệ mặt trời tồn tại trong đó

3. Những đám mây tốc độ cao

  • Những đám mây tốc độ cao (HVC) được tìm thấy từ năm 1963 và là những đám mây khí  giữa các ngôi sao di chuyển với tốc độ khoảng 50km/ s.
  • Những đám mây này có thành phần chủ yếu là hydro và được cho là xuất hiện trong vùng giao thoa của vũ trụ.
  • Đám mây khí này đã di chuyển xung quanh dải Ngân hà từ khoảng 70 triệu năm trước đây.

4. Tinh vân Magellanic

  • Thế kỷ XVI, phát hiện tinh vân Magellanic là một thiên hà đồng hành với dải Ngân hà.
  • Tinh vân Magellanic lớn có chiều rộng khoảng 14.000 năm ánh sáng và cách Trái đất khoảng 160.000 năm ánh sáng.
  • Dải Ngân hà chiều rộng khoảng 140.000 năm ánh sáng.
  • Tốc độ của tinh vân Magellanic di chuyển nhanh gấp hai lần, điều này có thể thấy kích thước dải Ngân hà lớn gấp 2 lần so với những gì ta nghiên cứu.

5. Thiên hà X

  • NASA hiện đang theo dõi một hành tinh lớn bằng Sao Thổ, quay quanh mặt trời theo một quỹ đạo bất thường và không ổn định, gọi nó là “Hành tinh X”.
  • Sự hiện diện của hành tinh đặc biệt này cho thấy rằng thiên hà X có thể tồn tại. Đây là một thiên hà bí ẩn vẫn chưa được quan sát thấy do khí và bụi xung quanh.
  • Các nhà khoa học cho biết thành phần chính của thiên hà này là vật chất tối, chiếm khoảng 85%.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về dải ngân hà là gì? Có thể thấy, dải ngân hà rất rộng lớn và cho đến ngày nay các nhà khoa học mới chỉ nghiên cứu một phần rất nhỏ của dải ngân hà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *